Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Vì sao người ta ăn thịt vịt trong tết Đoan Ngọ

Thông thường, người Việt thường kiêng thịt vịt vào những ngày đầu tháng nhưng với ngày Tết Đoan Ngọ thì lại khác, người dân thường mua vịt về ăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung.
Trong Đông y, thịt vịt có tính mát, ngọt, có tác dụng làm chuyển động phong huyết, bồi bổ cơ thể rất tốt. Ngoài ra thịt vịt còn có tác dụng chữa nóng sốt, giải độc mụn sưng và giúp hạ nhiệt. Thịt có sắc vàng trắng với tác dụng “Bổ Trung Ích Khí” - phục hồi nguyên khí cho người suy nhược.
Thịt vịt thông thường được chế biến theo cách luộc với gừng hoặc nấu cháo vịt. Ngoài ra, cầu kỳ hơn một chút còn có món vịt tiềm sen, táo, đinh, hồi, thường gọi là món vịt tiềm thuốc Bắc.


Muốn ăn vịt ngon là phải “ăn già”, tức là phải là loại vịt đã trưởng thành, thường là vịt nuôi từ sáu tháng trở lên chứ không ăn non như gà.
Hơn nữa, Tết Đoan Ngọ vào tháng 5, thời tiết khí trời lúc này thường rất nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên thịt vịt có tính mát, bổ, có tác dụng quân bình nhiệt – hàn rất hiệu quả.
Như vậy, các món ăn mà người Việt Nam dùng trong các dịp lễ tết hoàn toàn không phải là do ngẫu nhiên. Trong các món ăn Việt, các thành phần trong thiên nhiên được tổng hợp theo nguyên lý âm-dương, hàn-nhiệt, cân bằng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.



Thêm một quan niệm khác là sau ngày Tết Đoan Ngọ, vịt sẽ béo, thơm ngon hơn và không bị hôi nữa. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy các gia đình đều mua vịt về ăn trong ngày này. Chính vì vậy mà những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, chợ miền Trung thường tấp nập bán mua vịt sống.

Vì sao người ta ăn thịt vịt trong tết Đoan Ngọ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét