Mầm đá
Món ăn này đâu chỉ có trong truyện Trạng Quỳnh dâng vua mà
có thât tồn tại ngoài đời thực. Chỉ khác là loại rau lạ này không tốn nhiều
công sức chế biến, thậm chí chỉ cần chần sơ qua nước sôi là có thể ăn được. Ở
Sa Pa, cải mầm đá chỉ xuất hiện từ khoảng tháng 11 tới tháng 3 âm lịch, không dễ
để tìm mua.
Mầm đá có vị như ngồng cải bình thường mà ngọt và thơm hơn,
thường ăn kèm với muối vừng hay trứng dầm với mắm. Mầm đá nấu thịt trâu là món
ăn gây nghiện cho dân nhậu, nhất là khi bên cạnh có hũ rượu San Lùng
Cuốn sủi
Đây là thức ăn độc đáo của Lào Cai, còn được biết với tên gọi
là phở khan. Cuốn sủi có bánh phở, củ dong rang giòn, thịt bò, rau thơm, lạc
giã, hạt tiêu, ớt và loại sốt đặc biệt chế biến từ nhiều loại gia vị. Trộn đều
các thành phần và ăn kèm với rau sống, bữa sáng quen thuộc tại vùng cao có
hương vị thật hấp dẫn.
Thời tiết đặc biệt ở Sa Pa khiến món cay nóng này thích hợp
để ăn vào suốt bốn mùa
Thắng cố
Món ăn này người dân tộc H’mông giữ được cách chế biến cổ truyền tại các
phiên chợ Bắc Hà, Sa Pa. Một chảo thắng cố bao gồm thịt và nội tạng ngựa được nấu
nhừ trên bếp than. Nguyên liệu được ướp sẵn với thảo quả, quế chi, hoa hồi và
các gia vị truyền thống khác.
Thắng cố chẳng phải là món ăn bắt mắt, hay là hương vị cũng
khiến nhiều người e ngại. Tuy vậy, ai lên Sa Pa mà không ăn thắng cố thì coi
như chưa thực sự tìm hiểu về ẩm thực phố núi. Thắng cố ăn với cải mèo và nước
chấm dầm ớt Mường Khương là hợp vị nhất.
Lẩu cá hồi
Thời tiết ôn đới và cận nhiệt đới ở Sa Pa đã khiến người dân
nơi đây nuôi được cá hồi, tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà cần
phải nhập khẩu từ các nước khác. Từng thớ cá săn chắc, ngọt thịt, màu hồng cam
đẹp mắt kết hợp với măng chua, lá giang, hoa bí, hoa chuối… trong nồi lẩu thơm
ngon khiến du khách thích thú khi đến thăm nơi này. Ngoài lẩu, cá hồi còn có thể
chế biến thành món nướng, nấu gỏi, nấu cà ri.
>>xem thêm: du lich con dao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét